diễn đàn nông nghiệp tây bắc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Các bệnh thường gặp trên cây đào

Go down

Các bệnh thường gặp trên cây đào Empty Các bệnh thường gặp trên cây đào

Bài gửi  bong_hoa_mau_xanh Sun Apr 11, 2010 11:35 pm

Các bệnh thường gặp trên cây đào
Đào bị sâu bệnh làm mất vẻ đẹp, hoa kém, cây có thể khô và chết
Bệnh xoắn lá đào
Dấu hiệu: Từ một phần hay toàn bộ lá dầy lên, mầu xanh xám rồi thành màu đỏ hoặc đỏ tím. Trên mặt lá xuất hiện bột trắng sau thành nâu. Lá xoăn, khô và rụng. Bệnh nặng cây sẽ chết.


Nguyên nhân: Do nấm Taphira deformans (Berk. Tui). Nhiệt độ thích hợp cho bào tử phát triển là 20oc. Thích hợp Cho nấm xâm nhiem là 10 - 16oc. Nấm qua đông trên vỏ cây, vẩy chồi, phát triển vào mùa xuân năm sau. Bệnh nặng vào tháng 4 - 6

Phòng trừ:
Phun hợp chất lưu huỳnh vôi 3- 5obe vào đầu mùa xuân. Phun liên tục 2 - 3 lần, cách 7 - 10 ngày. Thu hái lá bệnh đem đốt.

Bệnh thủng lá đào
Dấu hiệu: Lá đào xuất hiện các đốm nhỏ, lan rộng thành hình tròn hoặc hình nhiều cạnh màu tím hoặc nâu đen, đường kính khoảng 2mm. Xung quanh đốm có màu xanh vàng,
sau đó đốm khô và rời ra làm lá đào có lo thủng.

Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn Xanthomonas Pruni Dowson hoặc Phòng trừ: Tăng cường quản lý vườn đào theo nguyên lý phòng trừ tổng hợp. Tăng bón phân hữu cơ, hạn chế bón nhiều phân đạm. Vườn đào phải thoát nước mạnh. Đảm bảo thoáng gió và chiếu sáng đủ. Không trồng xen các cây khác trong vườn đào tránh lây nhiem.

Phòng: Phun thuốc lưu huỳnh vôi 3-5oBe.

Chữa: Phun sun phát kẽm + vôi (sunfat kẽm 1 vôi 4 + nước 240 phần hoặc phun thuốc Zinel 0,2%.

Bệnh chảy nhựa đào:
Dấu hiệu: Thân cành, nhất là chỗ phân nhánh, vỏ cây nứt ra, nhựa vàng trong suốt chảy ra. Sau nhựa có màu nâu đỏ. Bộ phận bị bệnh lồi lên, vỏ và gỗ bị mục. Bệnh nặng làm
cây chết khô.

Nguyên nhân: Khá phức tạp, có thể do sương muối, sâu đục vỏ, đất quá chặt, chăm sóc kém, nhiệt độ quá thấp... làm vỏ cây b! tổn thương, nấm xâm nhập làm thành phần tinh
bột trong tế bào chuyển thành dịch nhựa chầy ra liên tục.

Phòng trừ: Tăng cường chăm sóc, đất tơi xốp, bón phân hữu cơ, tỉa cành hợp lý, tránh vết thương. Quét bệnh. Quét lên vất thương hợp chất 1 lưu huỳnh vôi 50be, sau đó quét dầu 1 luồn để bảo vệ.

Rệp đào
Rệp đào Myzuss persicae sulzer 1thuộc bộ cánh đều, họ rệp mỗi năm sinh sản 10 lứa qua đông bằng trứng đến mùa xuân năm sau nở. Tháng 6 - 7 rệp bay đi hại các cây khác đến
tháng 10-11 bay trở về hại cây đào

Dấu hiệu: Lá đào b! cuốn sẽ ảnh hưởng mỹ quan và hoa kém.
Phòng trừ: Thiên d!ch của rệp đào là bọ rùa, chuồn chuồn cỏ, ruồi ăn rệp... Phun thuốc phô xâm 0,2% hoặc DDVP 0, 1 % nở vào mùa xuân

Lần 2: Khi rệp chuẩn b! bay đi (tháng 6 - 7)
Lần 3: Khi rệp quay trở về cây đào (tháng 1 0 - 1 1 )
Khi số lượng trứng nhiều quá thì pha hỗn hợp (1 phần lưu huỳnh + 2 phần nước + 2 phần dầu hỏa + 0,02 phần bột giặt) đun nóng để nguội rồi phun

bong_hoa_mau_xanh

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 11/04/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết